Để đạt được sự thành công, ngoài tài năng và bản lĩnh, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đó chính là kỹ năng thương lượng và đàm phán. Tuy nhiên, để thương lượng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Những kỹ thuật sau đây sẽ giúp bạn thành công trong mọi cuộc đàm phán.
1. Phân tích vấn đề
Muốn đàm phán tốt, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Không những bạn phải phân tích kĩ càng về đối tác mà còn phải phân tích các cơ hội đàm phán: phân tích điểm mạnh yếu, phân tích cơ hội, nguy cơ; phân tích vị thế đàm phán để lựa chọn phương hướng tốt nhất.
Khi đánh giá được thực lực của mình và đối tác, bạn có thể đưa ra mục tiêu và lựa chọn phương án đàm phán phù hợp.
2. Xác định rõ mục tiêu và mức độ mong muốn đạt được trong thỏa thuận
Trước khi vào cuộc đàm phán, nhà đàm phán phải xác định rõ mục tiêu chính mình cần mong muốn, và mục tiêu chính đó bao gồm những mục tiêu cụ thể nào. Càng có nhiều mục tiêu cụ thể và rõ ràng sẽ giúp các nhà đàm phán có sự chủ động, theo đuổi mong muốn đến cùng và nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
3. Hướng tới nguyên tắc win – win cả hai bên cùng có lợi
WIN – WIN (nguyên tắc 2 bên cùng có lợi) là nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc thương lượng, đàm phán hiện đại. WIN – WIN hướng tới kết quả trong đàm phán, kinh doanh, hợp tác với nhau cùng tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” (win-win) và/ hoặc “các bên cùng có lợi” (win-win-win).
4. Chuẩn bị tài liệu chi tiết
Sự chuẩn bị trước rất cần thiết để đàm phán thành công. Những thông tin chi tiết về sản phẩm, thông tin về thị trường, về đất nước,chính sách luật pháp, thói quen tiêu dùng của người dân….giúp bạn tự tin, luôn giữ vị thế chủ động trước bất cứ diễn biễn xả ra trong cuộc đàm phán.
5. Lắng nghe đối tác
Hãy lắng nghe bằng cách quan sát đối phương, hỏi thật nhiều những vấn đề mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ học được nhiều điều. Đừng ngại ngùng khi bạn có điều chưa sáng tỏ, cũng đừng quên đặt ra các vấn đề xem họ có hiểu đúng ý mình không. Một ánh mắt, một cử chỉ nhỏ đôi khi nói được nhiều hơn cả ngôn từ.
Do đó, việc lắng nghe đối tác sẽ giúp doanh nhân nhận ra được điều đối tác mong muốn, thậm chí cả những điều họ không trực tiếp nói ra.
6. Kiểm soát cảm xúc
Một trong những sai lầm của các nhà đàm phán là họ bộc lộ rõ cảm xúc quá mức trong các cuộc đàm phán. Kỹ năng thương lượng quan trọng trong mỗi cuộc đàm phán là kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân. Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh, chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.
7. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể có tác động không nhỏ vào kết quả một cuộc đàm phán. Những cử chỉ không lời có thể khiến bạn trở nên mất lịch sự, thậm chí vô văn hóa nhưng cũng thể hiện sự lịch lãm, chững chạc, tự tin của bạn. Sử dụng ngôn ngữ ánh mắt, cử chỉ, gương mặt biểu cảm, giữ khoảng cách trong giao tiếp, là những kỹ năng thương lượng đàm phán trong kinh doanh cần nâng cao để bạn đạt được thành công.
8. Xây dựng lòng tin
Hãy chân thành xây dựng lòng tin ở khách hàng, bạn sẽ có được sự tin tưởng từ khách hàng. Cách tuyệt vời nhất để xây dựng lòng tin là sự thành thật. Thành thật là một cử chỉ thể hiện sự đáng tin cậy, được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau như nói lời dịu dàng, biểu cảm gương mặt và ánh nhìn.
9. Chuẩn bị hợp đồng đầy đủ, chi tiết và sẵn sàng với trường hợp cần bổ sung hợp đồng
Trước mỗi buổi đàm phán cần chuẩn bị sẵn sàng hợp đồng đầy đủ và chi tiết theo yêu cầu của công ty và khả năng cung ứng của đối tác. Tuy nhiên, quá trình đàm phán thường kéo dài, để đảm bảo rằng mọi người hiểu chính xác những thứ được đồng ý trong buổi đàm phán, hãy đưa ra một văn bản có ghi đầy đủ những thông tin. Và những thông tin đó được cập nhật sổ sung kịp thời vào bản hợp đồng.
Rèn luyện kỹ năng thương lượng đàm phán cách để bạn có thể kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Những chia sẻ trên đây chưa thể nói hết về kỹ năng thương lượng trong kinh doanh nhưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và những yếu tố cần thiết để hoàn thiện kỹ năng bản thân.